Nhiều khi chúng ta hiểu lầm rằng chúng ta đã buông bỏ được quá khứ của mình. Thực ra có khi chỉ là chạy trốn không dám đối mặt và chôn sâu nó trong tận đáy lòng thôi.
Làm sao bạn biết được bạn đã hoàn toàn buông bỏ được hay chưa? Không khó đâu. Những sự kiện hoặc những người trong quá khứ đã từng làm bạn tổn thương, (hoặc ngược lại bạn đã từng làm tổn thương họ và mặc cảm hay day dứt vì điều đó). Khi bạn buông bỏ được, nghĩa là cho dù bạn có nhớ lại việc đó, tình cờ ai đó nhắc lại, hay đối diện với họ mà tim bạn vẫn bình thản, không dấy lên bất cứ nghẹn ngào/uất ức/giận hờn/đau buồn/... nào. Đó mới là buông bỏ thực sự.
Nếu chỉ là không gặp mặt hoặc không nhớ tới, những cảm xúc nặng nề đó vẫn chưa được chuyển hóa, nó vẫn còn nặng trĩu trong lòng bạn, cất giữ sâu thẳm trong trái tim đầy vết hằn của bạn, thì ngày nào đó nó cũng trỗi dậy mà thôi.
Có nhiều khi ai đó chỉ vô tình hành động hay nói lời nào đó động chút xíu đến bạn, mà bạn nổi giận đùng đùng, hành xử không kìm chế. Rồi khi dịu lại bạn không hiểu vì sao lúc đó bạn lại nóng như vậy. Bạn có biết, cái nóng đó chất chứa lâu trong lòng bạn từ bao kiếp rồi. Và 1 que diêm bất kỳ cũng đủ làm nó bùng cháy.
Que diêm đó không có lỗi đâu. Bạn tự quan sát lại lòng mình, còn điều gì ẩn khuất trong tâm mà bạn còn khó chịu với bất kỳ ai, bất kỳ việc gì trên đời không?
Buông bỏ quá khứ là quá trình chuyển hóa tất cả những cảm xúc của quá khứ thành cảm xúc bình thản, tha thứ và thương yêu. Để rồi sau đó, cho dù có gặp lại, bạn vẫn rất nhẹ lòng.
Có nhẹ lòng mới có thể đi tiếp dễ dàng bạn ơi!
(Ảnh từ Chrysilla Lewies, thank you for this lovely image)
Trong những ca Trò chuyện cùng chân ngã QHHT mà mình thực hiện có khi chưa nói hết những bí mật ẩn chứa trong lòng thì lòng bạn chẳng yên. Bạn không thể nào thư giãn sâu được. Như khi bạn muốn chữa lành vết thương mà không đưa vết thương cho bác sĩ xem thì bác sĩ không giúp gì bạn được. Bạn dũng cảm đối diện với chính bạn, với những bí mật của bạn, lôi nó ra và chuyển hóa tất cả những cảm xúc gắn kèm với nó. Giữ trong lòng nặng lắm, làm sao có được hai chữ thanh thản đây!
Thân mến!
Lily Garden
Làm sao bạn biết được bạn đã hoàn toàn buông bỏ được hay chưa? Không khó đâu. Những sự kiện hoặc những người trong quá khứ đã từng làm bạn tổn thương, (hoặc ngược lại bạn đã từng làm tổn thương họ và mặc cảm hay day dứt vì điều đó). Khi bạn buông bỏ được, nghĩa là cho dù bạn có nhớ lại việc đó, tình cờ ai đó nhắc lại, hay đối diện với họ mà tim bạn vẫn bình thản, không dấy lên bất cứ nghẹn ngào/uất ức/giận hờn/đau buồn/... nào. Đó mới là buông bỏ thực sự.
Nếu chỉ là không gặp mặt hoặc không nhớ tới, những cảm xúc nặng nề đó vẫn chưa được chuyển hóa, nó vẫn còn nặng trĩu trong lòng bạn, cất giữ sâu thẳm trong trái tim đầy vết hằn của bạn, thì ngày nào đó nó cũng trỗi dậy mà thôi.
Có nhiều khi ai đó chỉ vô tình hành động hay nói lời nào đó động chút xíu đến bạn, mà bạn nổi giận đùng đùng, hành xử không kìm chế. Rồi khi dịu lại bạn không hiểu vì sao lúc đó bạn lại nóng như vậy. Bạn có biết, cái nóng đó chất chứa lâu trong lòng bạn từ bao kiếp rồi. Và 1 que diêm bất kỳ cũng đủ làm nó bùng cháy.
Que diêm đó không có lỗi đâu. Bạn tự quan sát lại lòng mình, còn điều gì ẩn khuất trong tâm mà bạn còn khó chịu với bất kỳ ai, bất kỳ việc gì trên đời không?
Buông bỏ quá khứ là quá trình chuyển hóa tất cả những cảm xúc của quá khứ thành cảm xúc bình thản, tha thứ và thương yêu. Để rồi sau đó, cho dù có gặp lại, bạn vẫn rất nhẹ lòng.
Có nhẹ lòng mới có thể đi tiếp dễ dàng bạn ơi!
(Ảnh từ Chrysilla Lewies, thank you for this lovely image)
Trong những ca Trò chuyện cùng chân ngã QHHT mà mình thực hiện có khi chưa nói hết những bí mật ẩn chứa trong lòng thì lòng bạn chẳng yên. Bạn không thể nào thư giãn sâu được. Như khi bạn muốn chữa lành vết thương mà không đưa vết thương cho bác sĩ xem thì bác sĩ không giúp gì bạn được. Bạn dũng cảm đối diện với chính bạn, với những bí mật của bạn, lôi nó ra và chuyển hóa tất cả những cảm xúc gắn kèm với nó. Giữ trong lòng nặng lắm, làm sao có được hai chữ thanh thản đây!
Thân mến!
Lily Garden
Nhận xét
Đăng nhận xét