CÚNG TỔ TIÊN
Viết xong phần 2 rồi Ly mới giật mình. Lỡ có ai hiểu sai ý mình chăng? Lỡ có ai đang muốn cúng tổ tiên, đọc bài mình xong họ không cúng nữa? Lỡ họ nghĩ cầu tổ tiên mà không được việc thì cầu làm gì?
Ấy chết. Ly xin giải thích thêm để cả nhà khỏi hiểu lầm.
Mỗi dòng họ đều có những người phù hộ con cháu cả. Có khi được gọi là các vị thần hộ mệnh. Mình xin thì có khi được, có khi tùy nhân duyên nghiệp quả của mình mà họ không thể can thiệp.
Nên cầu tổ tiên vẫn tốt, nhưng kèm theo đó vẫn nên cầu nguyện để giúp đỡ những vị tổ tiên còn đau khổ. Vì nếu còn ai đau khổ thì họ sẽ tìm mình để nhờ giúp đỡ. Đôi khi họ nhờ bằng cách cho mình ốm đau, mất việc, tai nạn, tình duyên lận đận... Bởi mình cùng chia sẻ phần nghiệp ấy, nó nằm trong ADN của mình mà.
Nếu có thể cứu được họ, bạn cũng tự giải thoát được nghiệp quả của mình và của tổ tiên, bởi không tự dưng bạn sinh ra trong dòng họ ấy. Việc hóa giải này dài lắm, không tiện nói ra ở đây.
Còn về thờ cúng tổ tiên, cúng như thế nào?
Có người nói Âu Mỹ có cúng bái gì đâu mà họ giàu có hùng mạnh như vậy. Vâng, do nền văn hóa họ như vậy. Văn hóa của họ không có thờ cúng tổ tiên, nhưng Việt Nam lại có. Khi văn hóa họ không có, người thân mất đi của họ cũng không mong cầu con cháu nấu thức ăn và thắp nhang cho họ.
Văn hóa Việt Nam có truyền thống rất lâu đời là thờ cúng tổ tiên. Những vong linh người mất vẫn có suy nghĩ giống người sống và mong muốn con cháu cúng cho mình.
Tuy vậy, không phải ai cũng cần cúng. Những ai đã ngộ được con đường giải thoát thì họ không cần cúng đâu. (những ai về với ánh sáng rồi thì không cần cúng)
Cúng cũng là hình thức nhớ ơn tổ tiên và gia đình sum họp. Vẫn luôn đáng được khuyến khích. Hãy cúng bằng sự chân thành!
Bạn không muốn cúng, bạn cầu nguyện.
Viết xong phần 2 rồi Ly mới giật mình. Lỡ có ai hiểu sai ý mình chăng? Lỡ có ai đang muốn cúng tổ tiên, đọc bài mình xong họ không cúng nữa? Lỡ họ nghĩ cầu tổ tiên mà không được việc thì cầu làm gì?
Ấy chết. Ly xin giải thích thêm để cả nhà khỏi hiểu lầm.
Mỗi dòng họ đều có những người phù hộ con cháu cả. Có khi được gọi là các vị thần hộ mệnh. Mình xin thì có khi được, có khi tùy nhân duyên nghiệp quả của mình mà họ không thể can thiệp.
Nên cầu tổ tiên vẫn tốt, nhưng kèm theo đó vẫn nên cầu nguyện để giúp đỡ những vị tổ tiên còn đau khổ. Vì nếu còn ai đau khổ thì họ sẽ tìm mình để nhờ giúp đỡ. Đôi khi họ nhờ bằng cách cho mình ốm đau, mất việc, tai nạn, tình duyên lận đận... Bởi mình cùng chia sẻ phần nghiệp ấy, nó nằm trong ADN của mình mà.
Nếu có thể cứu được họ, bạn cũng tự giải thoát được nghiệp quả của mình và của tổ tiên, bởi không tự dưng bạn sinh ra trong dòng họ ấy. Việc hóa giải này dài lắm, không tiện nói ra ở đây.
Còn về thờ cúng tổ tiên, cúng như thế nào?
Có người nói Âu Mỹ có cúng bái gì đâu mà họ giàu có hùng mạnh như vậy. Vâng, do nền văn hóa họ như vậy. Văn hóa của họ không có thờ cúng tổ tiên, nhưng Việt Nam lại có. Khi văn hóa họ không có, người thân mất đi của họ cũng không mong cầu con cháu nấu thức ăn và thắp nhang cho họ.
Văn hóa Việt Nam có truyền thống rất lâu đời là thờ cúng tổ tiên. Những vong linh người mất vẫn có suy nghĩ giống người sống và mong muốn con cháu cúng cho mình.
Tuy vậy, không phải ai cũng cần cúng. Những ai đã ngộ được con đường giải thoát thì họ không cần cúng đâu. (những ai về với ánh sáng rồi thì không cần cúng)
Cúng cũng là hình thức nhớ ơn tổ tiên và gia đình sum họp. Vẫn luôn đáng được khuyến khích. Hãy cúng bằng sự chân thành!
Bạn không muốn cúng, bạn cầu nguyện.
Nhận xét
Đăng nhận xét