Bài này mình chia sẻ trên facebook cá nhân.
* rón rén viết tiếp
Con đọc xong Milarepa rồi thấy sao?
- Con thấy rằng văn hoá Phật Giáo/Ấn Giáo/Tây Tạng Giáo và thậm chí Đạo Giáo các vị đệ tử phụ thuộc rất nhiều vào 1 vị thầy truyền pháp. Nếu vị ấy không chịu truyền thì coi như xong, hoặc chấp nhận làm nô lệ, kiểu học trò bị xui khiến.
Mà đâu phải vị thầy nào cũng là hiện thân của Thượng Đế/Nguồn, nên sau này, với văn hoá đó truyền ra, người ta đi theo những vị thầy sai, cứ đặt hết cuộc đời, linh hồn mình cho 1 vị thầy dẫn dắt, mà không phải là vị thầy bên trong, hoàn toàn xa rời chỉ dẫn của Phật là đừng nhìn ngón tay, nhìn mặt trăng thôi. Các vị ấy cũng là ngón tay mà. Mà các đệ tử quá phụ thuộc để rồi sau này chỉ biết mỗi giáo lý của 1 vị thầy, hoàn toàn trung thành mà có góc nhìn phiến diện với những giáo lý khác, đệ tử các vị thầy khác.... Điều đó khiến cho thế giới có nhiều tôn giáo, không hoà hợp lẫn nhau, không nhìn nhau như MỘT.
Sự phụ thuộc vào 1 thầy, và sự hiểu biết chỉ 1 con đường duy nhất sẽ có thể gặp những điều như vậy. Nếu may mắn gặp những vị thầy tốt, sẽ dễ dàng hơn, đi đúng đường hơn, nhanh hơn, không bị đi vòng nhiều luân hồi đau khổ.
Con nghĩ nếu là vị thầy tốt, hoặc người kế tục một dòng truyền thừa hiểu rằng họ là người gìn giữ pháp để truyền cho đời sau. Khi đệ tử sẵn sàng thì họ xuất hiện, và khi đệ tử học xong thì vai trò của họ cũng hết, không phải phụ thuộc nhau một đời.
***
Mấy năm trước con cũng tham gia khóa học hay đi thiền chung với một nhóm người có 1 vị guru rất tuyệt vời. Bản thân con cũng học thêm rất nhiều điều từ ông ấy. Nhưng rồi con nhận ra, tổ chức của ông ấy, những đệ tử của ông ấy rất phụ thuộc vào ông, niềm tin là ông ấy sẽ chăm lo cho họ mọi thứ cả vật chất lẫn tinh thần.
Tự nhiên lúc đó con muốn lui. Con không giải thích tại sao nhưng sau này con mới hiểu, con không hề muốn phụ thuộc vào một vị thầy nào hay một tổ chức nào cụ thể. Con vẫn quý ông ấy, vẫn tiếp thu những điều hay ông ấy dạy để mở rộng thế giới quan của mình, nhưng con nhất định không trở thành một phần trong tổ chức của ông ấy.
Con yêu sự tự do của con và tin vào linh hồn mình, tin sự toàn thể của toàn vũ trụ thay vì chỉ hướng về 1 nhánh.
Có một học trò hỏi ông khi người ấy đi tìm hiểu nhiều giáo pháp khác, ông ấy nói: người ta chỉ tìm được nước khi đào giếng ở một chỗ đủ sâu. (đại ý là tập trung 1 con đường thì sẽ tới thay vì đi lông bông tìm hiểu nhiều nhánh).
Ông ấy nói đúng với cái ví dụ đó vì nước Ấn Độ người ta cần đào giếng.
Điều ông ấy nói có lẽ cũng đúng cho nhiều người. Nhưng với con thì nó chưa đúng. Con hướng tới sự hoà hợp hơn, sự thấu hiểu mọi người và vạn vật kể cả mọi con đường mà họ đi. Con muốn nhìn thấy sự nhất thể trong mọi điều khác biệt.
Và sâu trong con, con thấy mỗi người hay mỗi dòng truyền thừa như một nhánh của dòng sông vĩ đại, một nhánh của Nguồn, mà mỗi người là một mảnh ghép, mỗi vị đạo sư hay guru là những mảnh ghép to bự. Và nó chỉ là một phần sự thật mà thôi.
Các vị thầy có một nhiệm vụ nhất định, họ làm trung gian để chuyển tải chân lý, rọi đường cho người khác bước tới, họ là lãnh đạo tinh thần... nhưng hãy tôn trọng mỗi linh hồn đều là điểm sáng, đều có thể giác ngộ tự thân. Giao hết quyền khai sáng cho một vị thầy là quên mất bên trong mình có sự khai sáng từ toàn thể.
Nhận xét
Đăng nhận xét